Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc việt nam

Tiêu điểm

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây rút ngắn thời gian tiết kiệm chi phí

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây rút ngắn thời gian tiết kiệm chi phí

(21/05/2014)

Sáng 19/12/2013, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tổ chức họp báo công bố ngày thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác đoạn từ nút giao Vành đai II – Long Thành thuộc dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

 

sdfsdf
Đơn vị thi công đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng để kịp đưa tuyến đường vào khai thác

Xe tải trên 10 tấn, xe container không được lên cao tốc

Theo đó, từ ngày 30/12/2013 đoạn cao tốc từ Vành đai II (Q.9, TP Hồ Chí Minh) đến QL51 (H.Long Thành, Đồng Nai) sẽ được thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác tạm.

Lộ trình mà VEC đưa ra để hướng dẫn các phương tiện vào đường cao tốc là: Các phương tiện từ Quận 7, TP Hồ Chí Minh qua cầu Phú Mỹ theo đường Vành đai II đi dưới đường cao tốc đến điểm mở dải phân cách quay đầu lại của đường Vành đai II sau đó rẻ phải vào đường nhánh lên đường cao tốc. Phương tiện từ trung tâm Thành phố qua hầm Thủ Thiêm theo đường Mai Chí Thọ, rẻ vào Đồng Văn Cống, đến nút giao với Vành đai II thì rẻ trái, tiếp tục đi đến điểm mở dải phân cách quay đầu lại, sau đó rẻ phải vào đường nhánh lên cao tốc. Phương tiện từ QL51 lên đường cao tốc tại nút giao QL51 với đường cao tốc tại KM22+500 của QL51, cách TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai 25km, để đi về TP Hồ Chí Minh.

Điều đáng chú ý là ngoài những phương tiện như xe gắn máy, xe thô sơ thì các xe tải trên 10 tấn, xe container 20 feet, 40feet, xe kéo mooc chuyên dùng không được lên đường cao tốc trong gian đoạn khai thác tạm.

Lý giải về điều này, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết do đường Vành đai II mới hoàn thành bước 1, đường dẫn lên cao tốc cũng chỉ mới hoàn thành nhưng chỉ đảm bảo cho phương tiện dưới 10 tấn lưu thông. Đến khi 4km đoạn từ nút giao An Phúc (Q.2) đến nút giao Vành đai II (Q.9) hoàn thành thì mới đảm bảo về chất lượng đường cho xe tải nặng chạy.

Hiện nay các phương tiện từ TP Hồ Chí Minh muốn đi Vũng Tàu phải theo xa lộ Hà Nội đến ngã tư Vũng Tàu, QL51 đến Vũng Tàu với chiều dài khoảng 120km, thời gian trung bình khoảng 3 tiếng đồng hồ, nếu kẹt xe tại ngã tư Vũng Tàu thì còn lâu hơn. Trong đi đó nếu đi theo đường cao tốc thì chỉ còn 95km, thời gian rút ngắn còn khoảng 1 tiếng 20 phút. Những phương tiện đi ra miền Trung cũng có thể đi lên đường cao tốc, khi xuống QL51 thi theo đường tỉnh lộ 769 sẽ ra đến Dầu Giây, ngắn hơn so với đi QL1 khoảng 20km, thời gian còn khoảng 80 phút thay vì hơn 2,5 tiếng đồng hồ và thường xuyên ùn tắc.

Trạm thu phí
Trạm thu phí

Mức phí có cao?
Phương tiện sau khi lên đường cao tốc chưa phải mua vé liền mà đến Trạm thu phí được đặt tại Long Phước (Q.9), trước khi lên cầu Long Thành. Theo mức phí mà VEC đưa ra thì phương tiện dưới 12 chỗ, xe tải trọng dưới 2 tấn, xe buýt chịu mức phí 40.000đ; xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn chịu mức phí 60.000đ; xe từ 31 chỗ ngồi trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn mức phí là 80.000đ. Theo tính toán thì với chiều dài 19,9km đường cao tốc, thì mức phí cho mỗi kilômét là 2.000đ.

Đặt câu hỏi vì sao mức phí đường cao tốc này cao gấp đôi so với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, ông Mai Tuấn Anh giải thích đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được đầu tư bằng nguồn vốn vay nên khi lập dự án đã tính toán đến việc thu phí để trả nợ cho nhà tài trợ. Mức phí này đã được đưa ra từ khi lập dự án và đã được các Bộ, ngành thông qua.

Ông Mai Tuấn Anh cũng cho biết, đoạn cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành hiện nay không phải là tuyến đường duy nhất nên chủ phương tiện có thể lựa chọn tuyến đường nào thích hợp để đi.

“Nếu đi từ trung tâm TP Hồ Chí Minh về Vũng Tàu qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội tốn 10.000đ, trạm thu phí QL51 tốn 20.000đ. Quãng đường dài hơn sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Đó là chưa kể nếu kẹt xe triền miền ở ngã tư Vũng Tàu, xa lộ Hà Nội, tính ra chi phí còn nhiều hơn đi đường cao tốc”, anh Việt một tài xế xe du lịch tính toán.

Để chuẩn bị đưa vào khai thác, VEC đã tổ chức tuyển chọn đào tào nguồn nhân lực, thành lập các đơn vị quản lý vận hành, bảo trì và thu phí, đồng thời đã làm việc với Cục CSGTĐB-ĐS (C67), cứu hộ y tế, các cơ quan chính quyền địa phương thống nhất quy chế phối hợp điều hành, kiểm soát giao thông trong suốt quá trình khai thác; tổ chức cứ hộ, cứu nạn 24/24 giờ.

Dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có điểm đầu tại nút giao Vành đai II (Q.9, TP HCM) đến nút giao QL1 tại ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai). Tổng chiều dài dự án khoảng 55km, tổng mức đầu tư 20.630 tỷ đồng. Hiện tại đoạn từ nút giao Vành đai II đến QL51 dài 20km đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ 30/12/2013. Đoạn 4km đường dẫn từ nút giao An Phú đến nút giao Vành đai II sẽ hoàn thành trong năm 2014. Đoàn từ nút giao QL51 đến Dầu Giây dài 35km đang triển khai dự kiến đến giữa năm 2015 mới hoàn thành. Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đang chỉ đạo các nhà thầu tập trung nhân lực để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành cuối năm 2014 để thông xe toàn tuyến.

Các bài viết khác

video

:: Các CTY thành viên VEC